Dự thảo báo cáo Đánh giá kết quả và đề nghị công nhận xã Kỳ Giang đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Thông tư số: 09/2021/TT-BTP, ngày 15 tháng 11 năm 2021 của bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Quyết định số số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Công văn số: 2256/UBND-TP, ngày 08 tháng 12 năm 2023 của UBND huyện Kỳ Anh về việc thực hiện quy trình hồ sơ đề nghị
I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Kỳ Giang là một xã miền núi, cách trung tâm hành chính huyện khoảng 1km về phía Bắc, có diện tích tự nhiên 1.718,03 ha, có 1669 hộ và 5.838 nhân khẩu chia thành 7 thôn, Số chi bộ Đảng là 12 chi bộ, trong đó có 07 chi bộ thôn ; 05 chi bộ cơ quan. Phần lớn người dân xã Kỳ Giang sống bằng nghề nông nghiệp. Kinh tế - xã hội trong những năm gần đây phát triển khá nhanh và ổn định, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển dịch theo hướng an toàn, hiệu quả; chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển khá tốt, chăn nuôi gia trại, trang trại được chú trọng; chất lượng, quy mô vật nuôi, trong các hộ gia đình ngày càng tăng, kinh tế trang trại được đầu tư khuyến khích phát triển. thu nhập bình quân năm 2023 đạt 51,05 triệu đồng/người.
Thuận lợi: Trong những năm qua được sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo huyện và các phòng ban chuyên môn của huyện, sự nổ lực phấn đấu của cán bộ, đảng viên và toàn thể Nhân dân nên tình hình phát triển kinh tế, đời sống văn hóa xã hội, tinh thần của nhân dân trong xã được nâng lên rõ rệt.
Khó khăn: Là địa phương có chủ yếu làm nông nghiệp, trình độ dân trí còn chưa cao nên việc tham gia học tập các văn bản pháp luật ít và chưa thường xuyên, các thiết chế và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tuyên truyền pháp luật còn chưa đầy đủ, nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
Xác định thực hiện nhiệm vụ chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới là mục tiêu quan trọng xuyên suốt và lâu dài nên cán bộ và nhân dân xã quyết tâm đồng sức, đồng lòng cùng nhau xây dựng thành công xã đạt chuẩn Tiếp cận pháp luật năm 2023 và phấn đấu đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu trong những năm tiếp theo.
I. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT
1. Về chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện
Thực hiện Quyết định số 25/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 09/2021/TT-BTp ngày 25/11/2021 của Bộ Tư pháp, Văn bản số 187/STP-PBGDPL ngày 07/3/2022 của Sở Tư pháp về hướng dẫn việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn năm 2022, hướng dẫn của UBND huyện Kỳ Anh đã tổ chức quán triệt, hướng dẫn các xã tiếp tục thực hiện các tiêu chí “xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật” năm 2023. Ban Chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới xã Kỳ Giang đã có Quyết định phân công cán bộ đầu mối phụ trách tiểu tiêu chí là công chức Tư pháp - hộ tịch.
Trên cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp, UBND xã Kỳ Giang đã kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ, quyết định phân công cán bộ tham mưu thực hiện các tiêu chí về TCPL trên địa bàn, nhờ đó việc thực hiện Tiểu tiêu chí đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được triển khai kịp thời, hiệu quả, đúng yêu cầu đề ra. Ý thức trách nhiệm của các cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, ý thức pháp luật của nhân dân được nâng cao. Thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân được tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận thông tin về chính sách và pháp luật.
2. Kết quả tự chấm điểm, đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu
a) Đối với tiêu chí 1:
- Số chỉ tiêu đạt điểm tối đa: 02/02 chỉ tiêu.
- Số chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 0/02 chỉ tiêu.
- Số chỉ tiêu đạt điểm 0: 0/02 chỉ tiêu.
- Số điểm đạt được của tiêu chí: 10/10 điểm.
b) Đối với tiêu chí 2:
- Số chỉ tiêu đạt điểm tối đa: 06/06 chỉ tiêu.
- Số chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 00/06 chỉ tiêu.
- Số chỉ tiêu đạt điểm 0: 0/06 chỉ tiêu.
- Số điểm đạt được của tiêu chí: 30/30 điểm.
c) Đối với tiêu chí 3:
- Số chỉ tiêu đạt điểm tối đa: 03/03 chỉ tiêu.
- Số chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 0/03 chỉ tiêu.
- Số chỉ tiêu đạt điểm 0: 0/03 chỉ tiêu.
- Số điểm đạt được của tiêu chí: 15/15 điểm.
d) Đối với tiêu chí 4:
- Số chỉ tiêu đạt điểm tối đa: 03/05 chỉ tiêu.
- Số chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 02/05 chỉ tiêu.
- Số chỉ tiêu đạt điểm 0: 0/05 chỉ tiêu.
- Số điểm đạt được của tiêu chí: 18/20 điểm.
đ) Đối với tiêu chí 5:
- Số chỉ tiêu đạt điểm tối đa: 02/04 chỉ tiêu.
- Số chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 02/04 chỉ tiêu.
- Số chỉ tiêu đạt điểm 0: 00/04 chỉ tiêu.
- Số điểm đạt được của tiêu chí: 23,5/25 điểm.
e) Đối với 16.1 theo Quyết định số 318/QĐ-TTg:
* Mô hình điển hình về phổ biến pháp luật:
- Tiêu chí 2 “Tiếp cận thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật” theo quy định của Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg đạt điểm số tối đa.
- Đã xây dựng được các mô hình phổ biến pháp luật có hiệu quả gồm:
+ Mô hình CLB “Phụ nữ với pháp luật” hoạt động hiệu quả theo từng quý (tổ chức sinh hoạt CLB theo quy chế 01 buổi/ 1 quý), là nơi giải đáp các thắc mắc và nơi các chị em phụ nữ cập nhật thêm các thông tin về pháp luật kịp thời, hiệu quả.
+ Mô hình CLB “Cựu chiến bimh với pháp luật” hoạt động hiệu quả theo từng quý (tổ chức sinh hoạt CLB theo quy chế 01 buổi/ 1 quý), là nơi giải đáp các thắc mắc và nơi các hội viện cập nhật thêm các thông tin về pháp luật kịp thời, hiệu quả.
+ Mô hình Ban Biên tập Chương trình phát thanh “pháp luật với người dân” thực hiện có hiệu quả;
+ Mô hình trang Facebook “Thông tin xã Kỳ Giang” và trang Fecabook “Công an xã Kỳ Giang” : luôn cập nhật các thông tin về pháp luật nhanh chóng đến người dân trên địa bàn một cách rộng rãi.
* Mô hình điển hình về hòa giải cơ sở:
- 100% tổ hòa giải của xã được hỗ trợ kinh phí triển khai hoạt động của tổ hòa giải và thù lao cho hòa giải viên đúng quy định pháp luật hòa giải ở cơ sở.
- Có hoạt động phối hợp với Tòa án nhân dân cấp huyện, Hội Luật gia cấp huyện, các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, tổ chức, cá nhân có hiểu biết pháp luật trong tập huấn, bồi dưỡng cho hòa giải viên hoặc tham gia hỗ trợ hòa giải.
- 100% các tổ hòa giải cơ sở trên địa bàn đã được kiện toàn và hoạt động hiệu quả.
- Tổ hòa giải mẫu Tân Thành hoạt động có hiệu quả với 03/03 vụ việc hòa giải thành.
g) Đối với 16.2 theo Quyết định số 318/QĐ-TTg:
- Tỷ lệ mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm thuộc phạm vi hòa giải được hòa giải thành: 100%. (có 03/03 vụ việc được hòa giải thành).
h) Đối với 16.3 theo Quyết định số 318/QĐ-TTg:
- Tỷ lệ người dân thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý tiếp cận và được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu: 100% (trong năm 2023 trên địa bàn không có phát sinh vụ việc có đối tượng thuộc diện trợ giúp pháp lý).
3. Mức độ đáp ứng các điều kiện công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
a) Số tiêu chí đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 05/05 tiêu chí.
- Có 5/5 tiêu chí tiếp cận pháp luật đạt từ 50% trở lên tổng số điểm tối đa
- Tổng số điểm bị trừ: 3,5 điểm
b) Tổng điểm số đạt được của các tiêu chí: 96,5/100 điểm.
c) Trong năm 2023 UBND xã không có Công chức bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc bị truy cứu tránh nhiệm hình sự.
d) Mức độ đáp ứng các điều kiện công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật: Đáp ứng được 03/03 điều kiện.
II. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ, CHỈ TIÊU VÀ ĐÁNH GIÁ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT; ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
- 1. Thuận lợi
Trong năm 2023 cùng với quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; khắc phục vướng mắc, bất cập từ thực trạng tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của Nhà nước trong công tác này, đáp ứng nhu cầu nâng cao nhận thức pháp luật, phát huy vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, từng bước hình thành ý thức tự giác tuân thủ, chấp hành Hiến pháp và pháp luật bảo đảm quyền thông tin pháp luật, quyền tiếp cận pháp luật và sử dụng pháp luật để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, thúc đẩy sự hình thành, phát triển mạng lưới hỗ trợ, giúp đỡ người dân trong tiếp cận pháp luật để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp.
Việc triển khai thực hiện và đánh giá xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đã được sự quan tâm, hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền đặc biệt là có sự hướng dẫn tận tình của lãnh đạo phòng Tư pháp huyện Kỳ Anh trong tổ chức triển khai thực hiện; bên cạnh đó được sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ, công chức trong thực hiện phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023 được kịp thời, đúng quy định.
2. Tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân
Việc quán triệt, tổ chức triển khai Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2021 và thực hiện nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cũng như chủ trương triển khai làm thử chưa được sâu rộng, thường xuyên tại địa phương; các hoạt động liên quan đến xây dựng và tự đánh giá địa phương đạt chẩn tiếp cận pháp luật được triển khai chủ yếu là do cán bộ phụ trách trong đó vai trò kiểm tra, chỉ đạo lãnh đạo còn một số hạn chế; sự phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể trong triển khai nhiệm vụ xây dựng địa xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nói chung, trong tự đánh giá xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nói riêng còn hạn chế; kết quả đánh giá cho thấy, điều kiện bảo đảm cho người dân tiếp cận pháp luật ở địa phương còn hạn chế.
Nguyên nhân của những tồn tại trên một phần là do tiếp cận pháp luật của người dân gặp không ít khó khăn.
Công tác chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương chưa cương quyết, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành có liên quan chưa chặt chẽ.
Nguồn lực để đảm bảo thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật, thực thi pháp luật chưa đảm bảo. Hiện nay Công chức Tư pháp – Hộ tịch thực hiện nhiều chức năng, nhiệm vụ trong đó trọng tâm là công tác hộ tịch, chứng thực phải thực hiện thường xuyên, liên tục nên trong một số thời điểm chưa làm tốt công tác tham mưu thực hiện các Tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật.
3. Đề xuất, kiến nghị các giải pháp khắc phục
- Đề nghị các cấp tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện nội dung tiêu chí Tiếp cận pháp luật tổ chức tập huấn rộng rãi cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ, công chức cốt cán để nội dung của tiêu chí được lan tỏa rộng rãi đến với mọi thành viên trong hệ thống chính trị hiểu được nhiệm vụ của mình chứ không phải là tiểu tiêu chí tiếp cận pháp luật của riêng ngành Tư pháp.
- Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể tiếp tục tăng cường công tác phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đặc biệt là trong các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và thực hiện dân chủ ở cơ sở.
* Giải pháp.
Để khắc phục, cải thiện điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân trên địa bàn, trong thời gian tới, cần thực hiện các giải pháp sau:
Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật bằng nhiều hình thức khac nhau. Chú trọng tuyên truyền đến nhân dân các văn bản, lĩnh vực có nội dung thiết thực, liên quan đến quyền, lợi ích của người dân như đất đai, hôn nhân gia đình, dân sự, bình đẳng giới và các quy ước tại khu dân cư.
Thực hiện có hiệu quả việc lấy ý kiến nhân dân trong công tác chấm điểm các chỉ tiêu tiếp cận chuẩn pháp luật liên quan đến nhân dân.
Tăng cường vai trò chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá CTCPL của UBND xã, tổ chức sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm.
Thực hiện khen thưởng, xử lý vi phạm, đánh giá đúng với các tiêu chí đề ra. Việc đánh giá CTCPL của người dân ở cơ sở cần gắn với an ninh, chính trị, an toàn xã hội; tình hình vi phạm pháp luật và đời sống của người dân trên địa bàn xã.
Tăng cường bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức xã. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động cơ quan hành chính các cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan hành chính nhà nước.
III. MỤC TIÊU, KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
1. Mục tiêu thực hiện
Xuất phát từ thực tế về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, cùng với sự đa dạng về các phương thức thông tin truyền thông, trình độ dân trí của nhân dân trên địa bàn xã ngày càng được nâng lên. Việc tiếp cận pháp luật có ý nghĩa quan trọng, tác động trực tiếp đến nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn, bộ máy nhà nước ở địa phương ngày càng được hoàn thiện, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Với đời sống xã hội, các mối quan hệ trong gia đình, xã hội ngày càng được cải thiện theo hướng chặt chẽ, ràng buộc với nhau về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ pháp luật. Đòi hỏi công tác tuyên truyền PBGDPL ngày càng nâng cao. Chính vì vậy, tiếp tục thực hiện nghiêm túc các nội dung Kế hoạch xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024.
2. Kế hoạch thực hiện
- Tham mưu các cấp có thẩm quyền ban hành văn bản theo thẩm quyền để tổ chức và bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn đúng theo quy định được phấn cấp, ban hành đầy đủ, đúng quy định pháp luật các văn bản quy phạm pháp luật được cơ quan có thẩm quyền giao, ban hành đúng quy định pháp luật các văn bản hành chính có nội dung liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân tại địa phương.
- Công khai các thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ theo đúng quy định pháp luật về tiếp cận thông tin và thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Cung cấp thông tin theo yêu cầu kịp thời, chính xác, đầy đủ theo đúng quy định pháp luật về tiếp cận thông tin khi có yêu cầu.
- Tham mưu UBND xã ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm theo đúng quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật
- Triển khai các hình thức, mô hình thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả tại cơ sở phải thực sự có hiệu quả.
- Tham mưu các cấp có thẩm quyền tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho tuyên truyền viên pháp luật theo đúng quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Tham mưu bố trí kinh phí Bảo đảm để thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật theo đúng quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải cơ sở.
- Tổ chức rà soát, đánh giá, kiện toàn các tổ hòa giải đảm bảo đúng chất lượng theo quy định và tiếp tục rà soát, hướng dẫn thành lập các mô hình Tổ hòa giải kiểu mẫu trên địa bàn.
- Tham mưu làm tốt công tác Dân chủ tại cơ sở.
- Tham mưu làm tốt công tác tổ chức đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương với nhân dân, làm tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh của người dân.
- Tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy định pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính.
- Tham mưu làm tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự về an toàn xã hội trên địa bàn.
IV. ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT
Trên cơ sở tổng hợp, đánh giá, chấm điểm các tiêu chí tiếp cận pháp luật và kết quả phiên họp Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân xã Kỳ Giang tự đánh giá “Đạt chuẩn tiếp cận pháp luật” theo quy định. Ủy ban nhân dân xã Kỳ Giang kính đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh xem xét, quyết định công nhận xã Kỳ Giang đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023 Kèm theo báo cáo này gồm có:
1. Bản tổng hợp điểm số của các tiêu chí, chỉ tiêu;
2. Phiếu đánh giá về hình thức mô hình thông tin, phổ biến giáo dục pháp luật hiệu quả tại cơ sở;
3.Tờ trình đề nghị công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
4. Bản tổng hợp kết quả đánh giá Về hình thức, mô hình thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả tại cơ sở;
Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện tiêu chí “xã đạt chuẩn tiếp cận pháp
luật theo quy định” của UBND xã Kỳ Giang kính đề nghị Ủy ban nhân dân huyện
Kỳ Anh, phòng Tư pháp xem xét, đánh giá và công nhận./.
Nơi nhận:
- UBND huyện Kỳ Anh;
- Phòng Tư pháp huyện Kỳ Anh;
- TTr Đảng ủy, HĐND xã;
- TTr UBMTTQ xã;
- Các ban ngành, đoàn thể cấp xã;
- Cấp ủy, BCS các thôn;
- Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn xã;
- Lưu VP, TP.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH.
Hoàng Hậu Hải
|